Bảo Lộc được định hướng trở thành đô thị trọng điểm phía Nam Tây Nguyên tương lai không xa. Không những thế, Tp. Bảo Lộc còn sở hữu nhiều nút giao thông chiến lược, có vai trò quan trọng liên kết giao thương kinh tế vùng. Đây cũng chính là tiền đề để bất động sản nghỉ dưỡng phát triển và hình thành các khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ du lịch tại Bảo Lộc.

Quy hoạch mở rộng thành phố tạo đà phát triển

Nằm ở vị trí chiến lược, thành phố Bảo Lộc cách Đà Lạt 110km, cách trung tâm TpHCM 193km theo hướng Tây Nam, cách thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) 100km và cách Phan Thiết 121km. Do đó, Bảo Lộc được coi là trung tâm giữa TpHCM – Đà Lạt – Tây Nguyên – Phan Thiết, đóng vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng và kinh tế vùng.

Bản đồ quy hoạch khu vực thành phố Bảo Lộc  
Bản đồ quy hoạch khu vực thành phố Bảo Lộc  

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, Bảo Lộc được định hướng trở thành đô thị hạt nhân của vùng Nam Tây Nguyên. Tập trung khai thác chuyên sâu công - nông nghiệp với vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày như trà, cà phê, dâu tằm. Công nghiệp chiếm tỉ lệ hơn 40% của cả tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây còn là “thủ phủ” của ngành tơ lụa Việt Nam đồng thời có tiềm năng lớn về phát triển, khai thác và chế biến khoáng sản.

Thành phố Bảo Lộc dự kiến sẽ mở rộng quy hoạch và vùng phụ cận đến năm 2040, các xã Lộc An, Lộc Đức, Tân Lạc, Lộc Tân, Lộc Thành và Lộc Nam trở thành trung tâm của thành phố Bảo Lộc. Các xã ở Bảo Lâm cũng dần được xác lập vào thành phố Bảo Lộc tạo thành khu vực phát triển xương sống phía Nam và Tây Nguyên.

Hạ tầng giao thông kết nối kinh tế vùng mạnh mẽ

Một trong những dự án hạ tầng trọng điểm tại Bảo Lộc và trở thành động lực để phát triển cho cả vùng đó chính là dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giao thông tỉnh Lâm Đồng trong tương lai. Tuyến cao tốc không chỉ giảm tải cho Quốc lộ 20 mà còn là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng quan trọng là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương giúp kết nối giao thông thuận tiện
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương giúp kết nối giao thông thuận tiện

Bộ Giao thông – Vận tải đã quyết định và phê duyệt tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được chia thành 3 phần gồm đoạn Dầu Giây – Tân Phú; Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương. Toàn bộ dự án cao tốc được đầu tư với tổng vốn lên đến 65.000 tỷ đồng. Khi tuyến cao tốc này hoàn thành,  khoảng cách giữa TP.HCM đến Bảo Lộc được rút ngắn đáng kể, chỉ còn khoảng hơn 2 giờ di chuyển.

Dự kiến tháng 10/2022, tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc sẽ bắt đầu khởi công. Tuyến cao tốc dài 67km, quy mô gồm 4 làn xe với tổng kinh phí khoảng 18.000 tỷ đồng. Hệ thống cao tốc được kết nối hoàn chỉnh với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và cao tốc Liên Khương – Prenn (Đà Lạt), đi qua các huyện như Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Tẻl, Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc.

Các tuyến đường quốc lộ đồng loạt nâng cấp kết nối giao thương và kinh tế vùng
Các tuyến đường quốc lộ đồng loạt nâng cấp kết nối giao thương và kinh tế vùng

Bên cạnh đó, Quốc lộ 55 và Quốc lộ 20 là hai trục quốc lộ trọng tâm của Bảo Lộc, tạo nên một hệ thống giao thông chiến lược kết nối kinh tế ba vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hơn thế, Tp. Bảo Lộc cũng đang kêu gọi đầu tư sân bay Lộc Phát với quy mô 50-100ha và các cụm công nghiệp thu hút nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là nhiều chuyên gia cũng như nguồn lao động nước ngoài đến sinh sống và làm việc.

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương hay tuyến Quốc lộ 55 cùng với nhiều tuyến hạ tầng giao thông đồng loạt được đầu tư sẽ “đánh thức” mọi tiềm năng phát triển nền kinh tế - du lịch của Bảo Lộc và thúc đẩy mở mang đô thị.

Thu hút du lịch nghỉ dưỡng tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng phát triển

Những chuyển biến tích cực của hạ tầng giao thông đã trở thành bàn đạp đưa bất động sản Bảo Lộc đến gần với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo đòn bẩy cho sự phát triển toàn diện của vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các chuyên gia nhận định, Bảo Lộc đang dần phát triển và thay thế người anh Đà Lạt trở thành “thủ phủ” kinh tế Tây Nguyên, qua đó tạo đà cho bất động sản ngày càng sôi động và phát triển.

Khu dân cư hiện đại dành cho những người yêu thích sống Xanh
Khu dân cư hiện đại dành cho những người yêu thích sống Xanh

Thực tế vài năm trở lại đây, Bảo Lộc luôn là điểm đến du lịch lý tưởng thay cho một Đà Lạt đang dần bị quá tải và bê tông hóa. Theo như thống kê, lượng khách du lịch đến Bảo Lộc liên tục gia tăng qua từng năm. Đặc biệt, những dịp tổ chức sự kiện lớn như Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Bảo Lộc, lượng khách gia tăng đều đặn từ 6,5% đến 7%.

Chỉ cách khoảng 193km, Bảo Lộc được du khách đánh giá cao nhờ có khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm cùng những thắng cảnh đẹp vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ. khác hẳn với vẻ đông đúc nhộn nhịp của Đà Lạt, khi đến Bảo Lộc, khách du lịch sẽ được tận hưởng không gian nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên. Hạ tầng giao thông ngày càng thuận tiện giúp Bảo Lộc thu hút được số lượng lớn cộng đồng cư dân hiện đại – những người yêu thích sống “xanh” và mong muốn sở hữu second-home tại thành phố du lịch xinh đẹp này.

Nhờ hạ tầng giao thông và quy hoạch đồng bộ, du lịch nghỉ dưỡng phát triển và tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng Bảo Lộc 'phi mã'. Hiện tại, giá đất ở Bảo Lộc và các xã huyện lân cận đang tăng và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng giá hơn nữa trong tương lai.